Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách làm sạch độc tố tận các tế bào để ngăn ngừa ung thư chỉ từ Bông Cải Xanh

Các tế bào cơ thể đang kêu cứu vì nhiễm độc tố!

Mỗi tế bào chính là một nhà máy, nhận nguyên liệu đầu vào, xử lý và cho ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể. Ngoài việc phải lao động mệt nhọc thì các tế bào luôn bị rình rập bởi tác nhân gây hại mang tên “độc tố”, chúng đến từ hai nguồn chính:

● Độc tố sinh ra từ quá trình “trao đổi chất”- tế bào luôn luôn trao đổi với môi trường bên ngoài (môi trường ngoại bào). Ngoài việc tạo ra các sản phẩm, tế bào còn bài xuất ra các chất “cặn bã, phế thải” chúng ta gọi là gốc tự docó khả năng làm tổn thương và đột biến ADN.

● Độc tố cũng có thể được nạp từ bên ngoài, khi chúng ta ăn uống thực phẩm nhiễm độc, hít thở không khí ô nhiễm hoặc trực tiếp sử dụng: Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… chúng xâm nhập vào cơ thể, rồi theo máu các tế bào, gây ra sự rối loạn hoạt động của các tế bào.

Có một điều đáng lo ngại, những độc tố đến từ bên ngoài ngày càng nhiều như hiện nay, thì lượng gốc tự do được sản sinh ra càng lớn, tạo cơ chế tấn công “KÉP” tới tế bào. Dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, giống như có một bãi rác lâu ngày không được dọn dẹp, các tế bào vì thế không thể hoạt động một cách bình thường. Lâu dần các tế bào còn bị phá hủy, làm thay đổi cấu trúc Gen và đây chính là nguồn gốc của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hiện nay, căn bệnh ung thư, lão hóa sớm, parkinson, các bệnh tim mạch, tiểu đường,… tăng lên một cách đột biến, đe họa tính mạng con người, kể cả người rất trẻ. Vấn đề là, hệ thống y tế hay chính chúng ta đang chỉ nghĩ đến thông tin về bệnh và sau bệnh, chứ ít khi biết rằng độc tố tích tụ đang đe dọa tới hoạt động của các tế bào và chính là nguồn gốc của mọi bệnh tật.

Làm cách nào để tế bào cơ thể không còn bị nhiễm độc

Ở thế kỉ 21, phát hiện của TS. Robert H. Keller ( Hoa kì) về Glutathione (GSH) với vai trò tăng cường đào thải nhanh các độc tố và chống các tác nhân gây hư hại tại tế bào do các độc tố gây ra. Đây là một sự kiện quan trọng cho biết mọi tế bào đều cần có Glutathione để cơ thể luôn khỏe mạnh. Điều đáng nói, khi bước sang tuổi 30, cơ thể sẽ giảm sản sinh Glutathione một cách đáng kể, hoặc sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tổng hợp hoạt chất này. Đặc biệt những người thường xuyên uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, bị bệnh tật hoặc cơ thể đang nhiễm nhiều độc tố.

Đáp ứng nhu cầu này, có rất nhiều nhà sản xuất đã đưa ra thị trường sản phẩm bổ sung Glutathione trực tiếp và bán rất chạy. Cho đến khi nghiên cứu của Nutrition and Cancer cho biết: Hầu hết GSH bị phá hủy bởi enzyme gama-glutamytransferase khi đi vào cơ thể và chỉ một lượng rất nhỏ được hấp thu vào máu để đến các tế bào. Do đó, việc bổ sung glutathione qua đường uống hầu như không có ý nghĩa.

Bông cải xanh – Khả năng đào thải độc tố hiệu quả tận các tế bào

Bông cải xanh đã được mệnh danh là “siêu thực phẩm” nhờ những lợi ích to lớn mà nó mang lại đối với sức khỏe. Năm 1992, một sự kiện rất được chú ý đã được đăng tải trên trang nhất tạp chí New York Time, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Johns Hopkins- Hoa kì, công bố một hoạt chất có khả năng giúp cơ thể tăng tổng hợp Glutathione nội sinh có tên là BroccoRaphanin (SGS) hoàn toàn có thể khắc phục yếu điểm khi dùng Glutathione trực tiếp. Chiết xuất từ bông cải xanh này có tác dụng bảo vệ tế bào và ngăn ngừa ung thư bằng cách kích hoạt khả năng thải độc của chính cơ thể, ngăn chặn sự tấn công của các độc tố- đặc biệt là gốc tự do lên tế bào.

Phát hiện này đánh dấu một bước đột phá trong lĩnh vực ngăn ngừa ung thư. Thay vì tập trung vào việc điều trị, phòng ngừa ung thư trở thành chiến lược trung tâm. Rõ ràng trong bối cảnh sức khỏe đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi thực phẩm không an toàn, không khí ô nhiễm và đầy hóa chất như hiện nay, chúng ta không thể kiểm soát được hết các độc tố đi vào cơ thể. Do đó, tăng cường sử dụng các hoạt chất từ thiên nhiên để thải độc cơ thể là một trong những chìa khóa cho vấn nạn ung thư đang đe dọa cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Tỷ lệ mắc viêm gan ở Việt Nam vẫn cao

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm virut viêm gan của một số nhóm dân cư là từ 6 - 20% đối với virut viêm gan B và khoảng 0,2 - 4% với virut viêm gan C. Đáng chú ý, Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện. Tỷ lệ người khỏe mạnh mang virut viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%. Tình hình nhiễm virus viêm gan b ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%.

Nguy hiểm vì mắc viêm gan

Bệnh nhân N.V.D. (45 tuổi, Lạng Giang- Bắc Giang) vừa nhập viện tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới – Trung Ương trong tình trạng vàng mắt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ và sốt cao không rõ nguyên nhân. nhân được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm tổng tích máu cho thấy lượng tiểu cầu giảm, có rối loạn đông máu, sinh hóa máy đánh giá chức năng gan thận cho bệnh nhân…. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc viên gan B (HbsAg) và viêm gan C (AntiHCV). Tuy nhiên, may mắn cho bệnh nhân, dù mắc 2 loại virus viêm gan nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nên bệnh chưa tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.

Theo các bác sĩ cho biết, tình trạng mắc bệnh viêm gan B, C như bệnh nhân D không phải là hiếm. Điều đáng lưu ý, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B, C chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan tương đối cao vì xuất hiện hiện tượng người bệnh tự ý bỏ điều trị là tương đối lớn.

Thường phát hiện muộn

Theo thống kê của Chuyên khoa Gan Mật trong 100 bệnh nhân lần đầu tiên đi khám chuyên khoa Gan Mật, có từ 30 - 40 bệnh nhân bị các bệnh lý về gan mật ở mức độ nguy hiểm, thậm chí ung thư gan giai đoạn cuối. Những con số đó chứng tỏ tỉ lệ người mắc bệnh ở giai đoạn muộn tương đối cao, nguyên nhân chủ yếu do công tác kiểm tra sức khỏe chủ động của người dân còn chưa được chú trọng. PGS, TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, nhiều người khi lao động cảm thấy mệt mỏi lại nghĩ mình làm việc quá sức, nhưng thực tế là do viêm gan. Nên những trường hợp có biểu hiện này kéo dài, nên đi khám để sàng lọc, làm xét nghiệm nhanh, để bác sĩ tư vấn, cũng như theo dõi bệnh và có cách điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Theo các bác sĩ, viêm gan virut là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như: suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan. Có 5 loại viêm gan virut, trong đó viêm gan B và C lây truyền tương tự như virus HIV bao gồm qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con; viêm gan virus D chỉ lây truyền khi có mặt viêm gan B và có đường lây truyền tương tự. Viêm gan virus A và E lây qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống bị nhiễm nguồn bệnh và thực hành vệ sinh không đầy đủ. Trong 5 loại virut gây nên viêm gan, virut viêm gan B và C có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nhiều nhất.

Cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh


Dù không có triệu chứng, nhưng theo các chuyên gia y tế, chúng ta vẫn có thể phát hiện bệnh viêm gan B và C giai đoạn sớm để kịp thời điều trị bệnh, đó là khám sức khỏe định kỳ nhằm ngăn ngừa và giảm tử vong do xơ gan, ung thư thư gan.

Nếu phát hiện nhiễm vi rút, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa tiêu hóa, gan, mật để được xác định chính xác thể bệnh và được tư vấn để có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, yếu tố quan trọng gây nhiễm virut viêm gan B ở trẻ em qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ đẻ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ em. 90% số trẻ nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm virut viêm gan B mãn tính. Trong khi đó, viêm gan mãn tính lại là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam và ung thư gan là nguyên nhân chính gây tử vong.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan là tiêm phòng vắc xin, trong đó tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh cho trẻ và tuân thủ tiêm các liều sau đó theo lịch tiêm chủng. Đặc biệt, đối với những người mẹ bị mắc viêm gan B thì phải tiến hành đếm số lượng rirus vào đầu quý 3 của thai kỳ (khoảng tháng thứ 7). Nếu nồng độ virus cao nên dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ lây nhiễm cho con. Đối với trẻ được sinh ra từ mẹ bị mắc viêm gan B, ngoài việc tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh còn phải tiêm kháng huyết thanh phòng bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, Người bị bệnh gan thường có biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh dễ bỏ qua, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh dễ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Do vậy, người dân nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao nên đi kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thanh Hà


Mắc thủy đậu rồi có cần tiêm phòng không?

Con gái tôi lúc gần 12 tháng tuổi đã mắc bệnh thủy đậu khi chưa kịp tiêm chủng bệnh này. Hiện nay cháu đã được 22 tháng tuổi. Xin hỏi bác sĩ: mắc thủy đậu rồi con tôi có cần đi tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa không?

Nguyễn Thị Bích (nguyenthibich683@gmail.com)

Nếu con bạn được bệnh viện khám, xét nghiệm và chẩn đoán là bị bệnh thủy đậu thì mới chắc chắn là cháu mắc bệnh này. Trường hợp do bạn hay người nhà tự “chẩn đoán” thì có thể chưa chắc con bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Trong thư bạn không nói rõ, nên tôi trả lời về 2 trường hợp. Nếu do bác sĩ khám và chẩn đoán, thì bạn không cần đưa con đi tiêm phòng bệnh này nữa, vì khi cháu đã mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Trường hợp không chắc chắn là con bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn cần đưa cháu đi tiêm phòng. Bạn hãy yên tâm rằng tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì. Khi bạn đưa con đến tiêm, cháu sẽ được bác sĩ khám và chỉ định tiêm chủng theo lịch phù hợp.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

Thải độc cơ thể, giảm nguy cơ ung bướu đúng đắn qua lời khuyên của các chuyên gia

Thải độc có thể hạn chế nguy cơ ung bướu và bệnh tật không?

Để trả lời cho vấn đề này, nhiều bác sĩ uy tín đã chỉ ra nguyên nhân gây ung bướu và bệnh tật bắt nguồn từ độc tố. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Hòa (nguyên giảng viên khoa Dược lý và độc học tại ĐH Y Hà Nội) cung cấp thông tin:

“Rất nhiều hóa chất mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày có những độc tố là tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1 (nhóm chắc chắn gây ung thư theo sự phân loại của tổ chức IARC-WHO) như: độc tố của nấm: Aflatoxin, thuốc chống thối Formaldehyde, thuốc nhuộm màu Auramine O), hay các độc tố thuộc nhóm 2A (nhóm có khả năng cao gây ung thư) như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ malathion, diazinon và glyphosate, kháng sinh Cloramphenicol… Đây là những hóa chất “quen mặt” được sử dụng rất nhiều trong nuôi trồng, bảo quản thực phẩm…”

Những hóa chất quen thuộc khác như chì (tìm thấy rất nhiều trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm, xe hơi, nguồn đất, nguồn nước…) là nguyên nhân ảnh hưởng đến não bộ, gây suy thận… PGS.TS Phạm Duệ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vì ngộ độc chì 1 cháu bé 5 tuổi đã bị ảnh hưởng đến trí tuệ. Đến năm 11 tuổi cháu mới tự lấy quần áo tắm, 17 tuổi mới có thể viết được những chữ cái đầu tiên.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai (ThS y tế công cộng, bác sĩ đa khoa, Bộ Y tế) cho biết, thủy ngân (có mặt trong nhiệt kế, không khí…) nếu nhiễm nhẹ sẽ bị đau đầu, chóng mặt, nôn ọe, phát ban, nặng hơn thì bị xuất huyết, gây bệnh phổi nặng cấp tính như tức ngực, khó thở…

Do ung thư và bệnh tật bắt nguồn từ độc tố, dược sĩ Phan Văn Hiệu (trung tâm CVI) khẳng định, để hạn chế nguy cơ ung bướu và độc tố, chắc chắn cơ thể cần thải độc.

Cách thải độc cơ thể để giảm nguy cơ ung bướu và bệnh tật

Thải độc giúp ngăn cản quá trình tấn công của độc tố vào cơ thể, ngăn chặn sự gây hại của độc tố đến các tế bào và các chức năng tự nhiên của cơ thể, từ đó bảo vệ con người khỏi bệnh tật hay ung bướu.

Hiện nay, không chỉ tại Việt Nam, mà cả trên thế giới, cáchdetox cơ thể, thải độc bằng các loại nước uống trái cây kết hợp chế độ nhịn ăn trong vài ngày đang được lan truyền rất mạnh. Nhưng chưa có một chuyên gia khoa học nào chứng minh về sự đúng đắn của cách thải độc đó.

Trước vấn đề này, Giáo sư Alan Boobis OBE, một nhà nghiên cứu về độc chất, của Imperial College London, cho rằng “Hệ thống thải độc của cơ thể khá phức tạp, tinh vi và linh hoạt” và “nhiều người đang mạo hiểm sẵn sàng phá vỡ các hệ thống này và chế độ ăn thải độc có thể làm hại cho cơ thể”.

Lý do là vì công thức nhịn ăn cùng nước ép trái cây sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, khiến độc tố càng có cơ hội tấn công cơ thể hơn. Mặt khác, các loại trái cây rau củ hiện nay cũng chứa rất nhiều độc tố từ những hóa chất sử dụng trong trồng trọt, bảo quản.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Veronique Chachay, chuyên gia dinh dưỡng đến từ trường ĐH Queensland (ĐH lớn thứ 5 ở Úc) khẳng định, cách thức bảo vệ tự nhiên của cơ thể (tức cơ chế tự thải độc của cơ thể) hiệu quả hơn bất kỳ phương pháp thải độc nào. Bà nhấn mạnh, cơ thể con người là một bộ máy tự đào thải độc tố và tự sửa chữa hoàn chỉnh.

Cơ thể con người vốn đã có sẵn khả năng tự thải độc và vấn đề của chúng ta là phải tăng cường khả năng này trong điều kiện có quá nhiều nguồn gây độc tố cho cơ thể, trong đó có những chất rất độc.

Tăng cường khả năng tự đào thải độc tố cho cơ thể bằng cách tăng cường Glutathione nội sinh – chất chống oxy hóa quan trọng nhất giúp vô hiệu hóa độc tố. Mới đây, các nhà khoa học thuộc đại học Y Johns Hopkins đã công bố tìm ra hoạt chất Broccoraphanin có tác dụng kích thích Glutathione nội sinh tự sản sinh lên tới 240%, giúp thải độc cơ thể ở cấp độ tế bào. Đây là một phát hiện vô cùng có ý nghĩa trong công cuộc giảm nguy cơ ung bướu và bệnh tật cho con người.

18 ngày ‘cân não’ cứu hai mẹ con của sản phụ bị bệnh tim phức tạp

Một bé gái nặng 2,2kg chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ bến, song ít ai biết được rằng để có được ‘quả ngọt’ ấy, những người thầy thuốc áo trắng đã phải lao tâm khổ tứ biết nhường nào…


Niềm vui của bệnh nhân Ng. trong ngày được ra viện.


Hành trình kéo dài tuổi thai cứu sống con, mổ thay van tim cứu sống mẹ


TS.BS. Phạm Thị Tuyết Nga, Trưởng phòng C2 – Khoa Điều trị tích cực, Viện Tim mạch cho biết, bệnh nhân (BN) nữ 25 tuổi, quê Nghệ An, bị bệnh lý thấp tim đã thay van 2 lá nhân tạo tại BV địa phương cách đây 4 năm. BN vẫn uống thuốc đều đặn, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe ở BV tỉnh. Tuy nhiên đến tuần thai thứ 32, BN đột nhiên xuất hiện khó thở, khó thở tăng dần khi đi lại. BN đến khám tại BV địa phương, kết quả siêu âm chẩn đoán kẹt van nhân tạo do huyết khối ở tuần thứ 32 của thai kỳ. Sau đó BN nhanh chóng được chuyển đến Viện Tim mạch trong tình trạng khó thở nhiều, nhịp tim nhanh 100-110lần/phút.


Tuy nhiên tại đây, các bác sĩ nghe thấy tiếng van nhân tạo còn khá rõ, phổi nghe bình thường, không có tiếng ran ẩm, huyết áp không thấp, tình trạng khó thở lúc này vẫn chưa đến mức dữ dội hoặc phù phổi cấp như các ca bệnh kẹt van tim do huyết khối nặng khác cần phải mổ cấp cứu ngay, tuy nhiên, diễn biến nặng lên cũng là điều khó lường. Tuy nhiên nếu mổ thay van tim cho sản phụ thì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, mà nếu mổ lấy thai trước khi mổ thay van tim cho mẹ thì có thể thai nhi chưa thực sự trưởng thành, mặc dù về mặt lý thuyết và thực tế, sự phát triển của y học hiện nay vẫn có thể nuôi dưỡng được những trẻ sơ sinh thiếu tháng và thiếu cân nặng như thế, nhưng dù sao, nếu thai nhi được ở trong buồng tử cung của mẹ thêm 1-2 tuần nữa thì vẫn tốt hơn cho trẻ sau sinh. Lúc này trọng lượng thai đo được trên siêu âm thai khoảng 1,5-1,7kg…


Trước tình huống này, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám tỉ mỉ, hội chẩn và cân nhắc mọi điều hơn thiệt đối với sản phụ và thai nhi. Một quyết định khá táo bạo đã được đưa ra: tiếp tục chống đông máu hiệu quả đối với mẹ, mục đích không để huyết khối tiếp tục hình thành trên van tim, ít nhất là duy trì tình trạng van tim của mẹ không bị huyết khối bám thêm, huyết khối cũ không gây ra biến cố với mẹ, tranh thủ thời gian này để thai phát triển và hoàn thiện thêm, sẽ cố gắng mổ lấy thai ở tuần thứ 34 của thai kỳ và sau đó thay van tim cho mẹ, tuy nhiên trong quá trình theo dõi, nếu tình hình xấu đi thì phải có ngay phương án đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con…




“Rất may mắn, trong suốt khoảng thời gian theo dõi và điều trị, tình trạng BN khá ổn định, mức độ khó thở không tăng lên, chênh áp qua van tim duy trì ở mức độ vừa phải trên siêu âm Doppler tim, thai nhi phát triển bình thường và có tăng cân. Hàng ngày bệnh nhân được truyền thuốc chống đông máu Heparin theo đường tĩnh mạch và bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ về xét nghiệm đông máu… Thế nhưng việc gì đến rồi cũng sẽ đến… Sang đến ngày thứ 17 của quá trình theo dõi – cũng là lúc thai nhi bước sang tuần thứ 35 tuần, khoảng 12 giờ trưa, sản phụ đột ngột khó thở nhiều lên, tim đập nhanh và siêu âm tim thấy chênh áp qua van nhân tạo tăng 4-5 lần so với ngày hôm trước.


Sau khi nhận được báo cáo về tình trạng bệnh nhân, PGS.TS. Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng đã chỉ đạo chuyển sản phụ ngay đến Phòng Cấp cứu Tim Mạch C1, dùng thuốc trung hòa thuốc chống đông máu trong người sả phụ và liên hệ với PGS.TS. Phạm Bá Nha, trưởng khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai để mổ lấy thai ngay trong chiều ngày hôm đó: một bé gái khỏe mạnh, nặng 2,2kg đã chào đời trong niềm vui hân hoan của gia đình và các nhân viên y tế... Khi tính mạng của sản phụ đã tạm thời an toàn, sản phụ được chuyển về Viện Tim mạch để tiếp tục hồi sức, chuẩn bị cho cuộc mổ thay van tim nhân tạo bị huyết khối gây kẹt vào ngày hôm sau tại Đơn vị Phẫu thuật Tim Mạch thuộc Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai do TS. Dương Đức Hùng làm trưởng Đơn vị… Và rất vui mừng, chỉ một tuần sau mổ, BN đã khỏe mạnh và xuất viện về với con nhỏ”- TS. Phạm Tuyết Nga chia sẻ…


Bác sĩ vừa điều trị vừa ‘xin tiền’ giúp bệnh nhân


Nói về ca bệnh này, PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch cho biết, đây là tình trạng bệnh lý tim và sản, cùng một lúc có hai tính mạng (cả người mẹ và đứa bé) lâm vào tình trạng nguy hiểm. Trước đây, các bác sĩ Viện Tim mạch đã điều trị cho nhiều sản phụ kẹt van tim, tuy nhiên đa số các ca bệnh đều trong trường hợp mổ cấp cứu ngay lập tức vì mức độ khó thở nhiều chứ không trì hoãn kéo dài được như trường hợp này.



“Mặc dù nhìn trên siêu âm, van tim nhân tạo của người mẹ đã bị kẹt nguy hiểm đến thế nhưng dường như người mẹ lại “chấp nhận” được cái van bị kẹt như vậy. Bằng chứng là lẽ ra mức độ khó thở phải dữ dội nhưng ở BN này khó thở ở mức vừa phải; lẽ ra dòng máu chảy qua van rất xiết nhưng xem ra lại thấy không xiết lắm; và lẽ ra người mẹ sẽ phù phổi, thở hổn hển nhưng lại không đến mức như vậy. Hơn nữa, điều khiến chúng tôi phải cân nhắc đó là tình trạng tuổi thai đang trong ranh giới gần cuối thai kỳ, nếu mổ lấy thai sớm quá thì cũng có thể có những rủi ro, khiếm khuyết về sức khỏe cho bé. Chính điều này gây nhiều mâu thuẫn, đấu tranh trong tư tưởng rất quyết liệt, thậm chí có thể nói là rất “cân não” đối với người thày thuốc - vừa muốn duy trì làm sao cứu được mẹ lại vừa đảm bảo an toàn cho con. Do vậy có thể nói, để duy trì an toàn được tuần thai từ 32 đến 35 tuần, sau đó trẻ chào đời khỏe mạnh, người mẹ mổ thay van thành công là một điều hiếm gặp…”- PGS. Tạ Mạnh Cường phân tích.


Thêm vào đó, các bác sĩ cho biết, trường hợp BN này phải điều trị kéo dài cho đến khi “mẹ tròn con vuông’, trong khi gia cảnh lại quá khó khăn, chỉ có một người mẹ già ngoài 70 tuổi ngày đêm chăm sóc con gái. Chứng kiến hoàn cảnh éo le như vậy, các bác sĩ Viện Tim mạch vừa phải điều trị tốt cho BN, mặt khác lại phải tìm nguồn kinh phí cho cuộc phẫu thuật cứu cả mẹ và con...


Trong cuộc trò chuyện với các y bác sĩ, chúng tôi không khỏi xúc động khi nghe những lời chia sẻ tự đáy lòng của những người thầy thuốc áo trắng: “Bất kỳ bác sĩ nào cũng muốn cứu chữa tối đa cho người bệnh của mình, không thể vì họ quá nghèo khó, không có tiền mà bỏ mặc hay buông xuôi. Và với mỗi BN mà bác sĩ trực tiếp điều trị, họ phải lao tâm khổ tứ rất nhiều, chấp nhận hi sinh, vất vả để đạt mục đích cuối cùng là cứu được người - không phải chỉ riêng cứu mẹ hay cứu con như trong trường hợp sản phụ này”.


Dương Hải


Dị ứng hải sản

Gia đình tôi sắp đưa 2 con nhỏ đi nghỉ mát ở biển. Nhưng tôi nghe nói trẻ nhỏ dễ dị ứng hải sản hơn người lớn. Xin hỏi bác sĩ nếu bị dị ứng khi ăn hải sản thì biểu hiện thế nào? Xử trí ra sao?

Phạm Thị Quỳnh Nga (quynhnga@gmail.com)

Dị ứng khi ăn hải sản là một tình trạng khá thường gặp, tuy nhiên không phải người nào cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó, dẫn đến tâm lý chủ quan. Người bệnh khi bị dị ứng hải sản sẽ có biểu hiện khó chịu trong người như nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, sưng mắt, sổ mũi, hắt xì liên tục... đó là những trường hợp nhẹ. Những trường hợp bị phản ứng nặng hơn sẽ làm cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen gây khó thở. Một số trường hợp lại bị đi ngoài, nôn mửa, mệt mỏi, bơ phờ, thậm chí đi ngoài ra máu... Tình trạng dị ứng hải sản còn có thể nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ em. Do vậy, với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên cẩn thận tập cho con ăn từng chút một để thử phản ứng của cơ thể con trước. Nếu thấy trẻ bình thường thì mới tiếp tục cho ăn tăng lượng dần lên để cơ thể con có thời gian thích nghi.

Dị ứng hải sản - Xử trí thế nào?

Cách xử trí khi bị ngộ độc hải sản: Khi thấy biểu hiện dị ứng hải sản, bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra. Hoặc khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần. Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Lời khuyên, nếu bạn phát hiện bản thân hoặc người thân bị dị ứng hải sản, việc đầu tiên nên làm là kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời.

BS. Vũ Ngọc Anh

4 Sai lầm khiến bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa

Những sai lầm trong chế độ sinh hoạt của người trẻ khiến tình trạng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa:


1. Thói quen sinh hoạt không khoa học


Do công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị và máy móc đã giúp con người không cần phải lao động quá nhiều bằng chân tay nữa. Lâu ngày thành quen, khiến con người trở nên lười vận động. Bên cạnh đó, thói quen ngồi sử dụng máy tính lâu, điện thoại, laptop, ipad…trong thời gian dài tạo ra nhiều áp lực cho vùng bụng dẫn đến bệnh trĩ ở người trẻ tuổi. Hơn thế, những người thường xuyên ngồi chơi game, học bài trong khoảng thời gian dài cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.



Sai lầm khiến bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa (ảnh minh họa)


2. Đặc thù nghề nghiệp


Do đặc thù của những công việc như: văn phòng, may mặc, điện tử, giày da, tài xế, bán hàng, tiếp thị, giáo viên… khiến nhiều người phải đứng lâu làm việc hoặc ngồi lâu nhiều giờ liên tiếp chính điều này đã làm tăng áp lực lên hậu môn, lâu ngày hình thành bệnh trĩ ở người trẻ tuổi.


3. Thói quen xấu khi đại tiện


+ Nhịn đi đại tiện: đây là một thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn tới hậu môn và trực tràng, phân tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể không thể đào thải được chất độc và cặn bã ra ngoài.


+ Trong khi đó, có rất nhiều các bạn trẻ cứ mỗi lần đi đại tiện là hút thuốc, sử điện thoại để đọc báo, chát chít, chơi game vào nhà vệ sinh để một công đôi việc, khiến kéo dài thời gian đi đại tiện đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở người trẻ tuổi.


4. Chế độ ăn uống không hợp lý


+ Uống ít nước: vấn đề này, khiến hệ tiêu hóa của bạn khô khan, đại tràng phải co bóp và làm việc nhiều hơn, gây ra chứng táo bón, đi đại tiện ra máu, làm tăng nguy cơ giúp bệnh trĩ phát triển.


+ Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, gia vị cay nóng, các chất kích thích làm tăng áp lực cho ổ bụng.Bệnh trĩ nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng như xuất huyết và có thể gây sốc hoặc thiếu máu mạn tính. Người bệnh có thể bị sa búi trĩ, nghẹt lại gây hoại tử. Đây là trường hợp phải tiến hành cấp cứu khẩn.


Cách phòng tránh bệnh trĩ ở người trẻ tuổi


Việc phòng tránh bệnh là rất cần thiết, bởi nó không chỉ giúp cho các bạn có được sức khỏe tốt hơn mà nó còn có thể ngăn chặn những nguy cơ bị bệnh trĩ. Mặc dù bệnh trĩ không nguy hiểm đến mức đe dọa tính mạng, thế nhưng bệnh vẫn có thể biến chứng thành ung thu hậu môn, ung thư trực tràng, nếu như không điều trị kịp thời. Vì vậy, các bạn cần chú ý:


- Ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.


- Uống nhiều nước, nó không những giúp cho cơ thể đào thải chất cặn bã ra ngoài mà còn có tác dụng làm đẹp cho người bệnh.


- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng hay những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.


- Không nên đi đại tiện quá lâu, cần tạo thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định trong ngày.


- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.









Thuốc tiêu trĩ Safinar kết hợp một cách khoa học các vị thuốc Hòe giác, Địa Du, Phòng Phong, Chỉ Xác, Hoàng Cầm và Đương Quy về hàm lượng các thành phần cũng như quy trình bào chế giúp không chỉ giữ nguyên tác dụng của từng vị thuốc mà còn tăng cường tác dụng lẫn nhau. Vì vậy, thuốc tiêu trĩ Safinar nhanh chóng trị hết bệnh, trị dứt điểm, không để bệnh tiến triển nặng, ngăn tái phát bệnh hiệu quả lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người dùng.







Sử dụng thuốc tiêu trĩ Safinar sớm ngay khi có các triệu chứng để bệnh được trị dứt điểm, nhanh chóng, không bị tái phát, người bệnh vừa nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu, mệt mỏi vừa không còn lo sợ nguy hiểm tới tính mạng.

ĐT tư vấn: 043.990.6195 - 043.668.6226 Website: www.tribenhtri.vn

Số giấy tiếp nhận: 0707/10/QLD - TT

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cách làm sạch độc tố tận các tế bào để ngăn ngừa ung thư chỉ từ Bông Cải Xanh

Các tế bào cơ thể đang kêu cứu vì nhiễm độc tố! Mỗi tế bào chính là một nhà máy, nhận nguyên liệu đầu vào, xử lý và cho ra các sản phẩm cần ...