Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Rau đương quy không chỉ để ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan cho phụ nữ

Đương quy không chỉ là rau ăn mà còn là thuốc quý, cực tốt cho phụ nữ


Nếu bạn từng một lần ghé qua Tây Bắc (khu vực Lào Cai, Lai Châu…) đừng vội bỏ qua một loại rau thuốc có tên là đương quy. Với hương thơm mạnh đặc trưng nhưng vô cùng dễ chịu, rau đường quy được nhiều người bán như một loại rau để ăn hàng ngày. Nếu dùng rau này để xào thịt thì ngon miễn chê. Tuy nhiên, rau đường quy không đơn giản là một loại rau ăn mà còn là thuốc quý dùng để chăm sóc sức khỏe và dưỡng nhan trong Đông y nữa.


Chuyên gia bật mí loại rau trồng phổ biến ở miền núi giúp chị em khỏe đẹp trông thấy mỗi ngày - Ảnh 1.


Nếu bạn từng một lần ghé qua Tây Bắc (khu vực Lào Cai, Lai Châu…) đừng vội bỏ qua một loại rau thuốc có tên là đương quy.


Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm vào 3 kinh: tâm, can, tỳ. "Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, được dùng để chữa chứng tâm can huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay, nhọt lở loét, chứng huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn", lương y Bùi Hồng Minh cho hay.


Đương quy được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ, có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp tăng cường dinh dưỡng, làm trẻ hóa cơ thể. Ngoài ra đương quy còn được dùng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả như thiếu máu, đau đầu, cơ thể suy nhược, đau lưng, viêm khớp, táo bón…


Chuyên gia bật mí loại rau trồng phổ biến ở miền núi giúp chị em khỏe đẹp trông thấy mỗi ngày - Ảnh 2.


Đương quy được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ,có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp tăng cường dinh dưỡng, làm trẻ hóa cơ thể.


Trong sách Danh y biệt lục ghi lại, đương quy có tác dụng ôn trung chỉ thống, trừ khách huyết nội bế, trúng phong kinh, không ra mồ hôi, thấp tý, trúng ác khách khí, hư lãnh, bổ ngũ tạng, sinh cơ nhục. Trong cuốn Bản thảo cương mục có ghi lại đương quy trị đầu thống, tâm phúc chỉ thống, nhuận trường vị cân cốt bì phu. Trị ung thư, bài nùng chỉ thống, hòa huyết, bổ huyết…


Không chỉ là trong sách cổ, kết quả của nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy, trong đương quy có hàm lượng tinh dầu cao. Dùng lá đương quy để chế biến món ăn sẽ đem đến mùi vị rất thơm ngon, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh. Theo đó, giới chuyên gia ghi nhận đương quy có tác dụng 2 chiều đối với tử cung, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, an thần…


Chuyên gia bật mí loại rau trồng phổ biến ở miền núi giúp chị em khỏe đẹp trông thấy mỗi ngày - Ảnh 3.


Không chỉ là trong sách cổ, kết quả của nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy, trong đương quy có hàm lượng tinh dầu cao. (Ảnh: HQ)


Chuyên gia nhận định, đương quy không chỉ có tác dụng bổ huyết mà còn có khả năng hoạt huyết. Với vai trò kích thích lưu thông máu, đương quy được dùng để tăng cường hoạt động tuần hoàn máu trên da, làm trắng da, giảm vết khô nứt và loại bỏ đi các vết nám, tàn nhang, kích thích hoạt động giúp da khỏe mạnh. Trong thành phần của đương quy cũng có chứa nhiều tinh dầu, axit ferulic, amino vitamn cùng các nguyên tố vi lượng nên hoàn toàn không gây dị ứng hay lưu lại các thành phần gây hại trên da.


Sử dụng đương quy làm thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan cho chị em phụ nữ


Theo lương y Bùi Hồng Minh, chị em nên sử dụng rau đương quy xào các loại thịt tùy thích ăn thường xuyên sẽ giúp bổ máu, giúp da dẻ luôn mịn hồng, đầy sức sống. Ngoài ra, đương quy còn được sử dụng trong những bài thuốc, món ăn dưỡng nhan sau:


- Phụ nữ huyết bế khó có con: Đương quy 16g, bạch giao 8g, địa hoàng 14g, thược dược 12g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 12g.


Chuyên gia bật mí loại rau trồng phổ biến ở miền núi giúp chị em khỏe đẹp trông thấy mỗi ngày - Ảnh 4.


Theo lương y Bùi Hồng Minh, chị em nên sử dụng rau đương quy xào các loại thịt tùy thích ăn thường xuyên sẽ giúp bổ máu, giúp da dẻ luôn mịn hồng, đầy sức sống.


- Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu: Đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.


- Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh: Đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.


- Mất máu do băng huyết, đâm chém, tổn thương, sau đẻ mất máu... gây tâm phiền xây xẩm, tay chân buồn, bất tỉnh: Đương quy 80g, xuyên khung 40g, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g của 2 vị đã trộn chung, nước 2 bát, rượu trắng một bát, sắc còn một bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.


- Trị các chứng bệnh thường xuyên tê, đau chân tay: Đương quy 12g, quế chi 8g, thương thuật 10g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.


Chuyên gia bật mí loại rau trồng phổ biến ở miền núi giúp chị em khỏe đẹp trông thấy mỗi ngày - Ảnh 5.


Đầu rễ đương quy có tác dụng bổ máu hơn, phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết, phần thân rễ hoạt huyết và bổ máu.


- Bài Tứ vật thang: Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.


Lưu ý: Đầu rễ đương quy có tác dụng bổ máu hơn, phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết, phần thân rễ hoạt huyết và bổ máu. Khi sử dụng nên kết hợp đương quy với rượu để tăng tác dụng bổ máu. Không dùng cho người có mức quá thấp ở tỳ và vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cách làm sạch độc tố tận các tế bào để ngăn ngừa ung thư chỉ từ Bông Cải Xanh

Các tế bào cơ thể đang kêu cứu vì nhiễm độc tố! Mỗi tế bào chính là một nhà máy, nhận nguyên liệu đầu vào, xử lý và cho ra các sản phẩm cần ...